Làm thế nào để giữ chân và tạo động lực cho nhân viên của bạn?

Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách, ví dụ như cung cấp một số chương trình đào tạo và các cơ hội

Bạn muốn của mình vui vẻ, năng động và giữ được chân những có năng lực và đem lại hiệu quả công việc đó không phải là điều dễ dàng ? Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ chân và tạo động lực thúc đẩynhân viên làm việc?

Phương pháp tạo động lực, .

1. Giúp nhân viên cảm thấy họ đang làm những công việc có ý nghĩa

Để của bạn là làm cho họ cảm thấy rằng họ đang làm một điều gì đó có ý nghĩa. Việc xây dựng tầm nhìn và mục tiêu của công ty và kéo theo sự tham gia của nhân viên trong việc tạo lập chúng – sẽ thúc đẩy họ đạt được những mục tiêu và họ cảm thấy rằng họ đang làm một điều gì đó có ý nghĩa.

2. Xây dựng bản mô tả công việc, trách nhiệm và lộ trình công danh cho nhân viên

Bạn cần cung cấp cho mỗi nhân viên một bản mô tả công việc cụ thể và trách nhiệm rõ ràng. Sẽ là không đủ nếu chỉ nêu trách nhiệm của mỗi vị trí, đúng hơn là, bạn phải chỉ rõ kết quả mong đợi và các nhiệm vụ.

Bất cứ nhân viên nào đi làm việc cũng quan tâm nếu họ phấn đầu hết mình trong thời gian dài, có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thì họ có được tăn lương, thăng tiến lên vị trí cao hay không?

3. Tin – và bộc lộ – sự tin tưởng

Nếu bạn không có sự tin tưởng vào nhân viên của bạn có thể làm tốt một công việc gì đó thì họ cũng sẽ không tin rằng họ có thể làm sẽ họ sẽ không làm. Lúc này bạn là một người lãnh đạo cần phải tạo động lực thúc đẩy nhân viên của mình làm những việc tưởng như bất khả thi, vượt qua giới hạn của chính họ và tạo ra những kết quả phi thường.

4.. Lắng nghe, tập trung, và tôn trọng nhu cầu của nhân viên

Tạo mối quan hệ tích cực, lắng nghe nhân viên trong cả công việc lẫn cuộc sống riêng sẽ giúp bạn chinh phục được lòng tin và sự gắn bó lâu dài của họ đồng thời phải biết tôn trọng nhu cầu của nhân viên, không nên lợi dụng, ép họ làm việc với cường độ khắc nghiệt.

5. Đãi ngộ công bằng

Trước tiên, bạn phải trả một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý và sẵn sàng trả lương cao cho những nhân viên có năng lực. Điều này có nghĩa là bạn thiết lập những kỳ vọng cho mức lương cơ bản trong khi cũng có các khoản tiền thưởng và xác định rõ mục tiêu và sẽ buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà bạn đã vạch ra.

6. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng

Tất cả nhân viên đều được muốn coi trọng và khích lệ được động viên từ Sếp của họ khen ngợi sẽ giúp họ có thêm động lực làm việc và khen ngợi có thể mang tính xây dựng chứ không phải hoàn toàn được quyết định bởi tiền bạc.

7. Khuyến khích làm việc nhóm

Hầu hết các dự án bạn hoàn thành sẽ yêu cầu đầu vào từ một số nhân viên trong tổ chức của bạn. Khuyến khích các nhân viên làm việc như một nhóm chứ không phải là một nhóm các cá nhân để hoàn thành dự án.

8. Tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát triển bản thân

Những người có cơ hội để phát triển các kỹ năng và chuyên môn sẽ tự hào về công việc. Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách, ví dụ như cung cấp một số chương trình đào tạo và các cơ hội khác để phát triển những kỹ năng mới.

9. Thay đổi phương pháp quản lý đối với các nhân viên khác nhau

Mỗi nhân viên có một tính cách làm việc khác nhau và không phải phương pháp quản lý nào cũng có thể áp dụng được cho tất cả mọi đối tượng. Điều quan trọng là hiểu mỗi nhân viên và xác định cách tốt nhất để lãnh đạo họ.

10. Sa thải khi cần thiết

Nhân viên thiếu năng lực có thể làm ảnh hưởng đến cả một tổ chức. Khi nhân viên khác nhìn thấy những cá nhân này vẫn được tiếp tục với hiệu quả thấp, họ cũng sẽ bắt đầu làm việc kém hiệu quả. Vì vậy, sa thải – miễn là bạn giải thích lý do tại sao – thực sự có thể khuyến khích nhân viên của bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *