Thay đổi tâm thế “xin việc” thành “tìm việc” thế nào?

Lời khuyên: Nếu bạn đang còn là một sinh viên, đừng ngại ngần chọn cho mình những công việc làm thêm dù là đơn giản nhất; tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa


Bạn vừa tốt nghiệp và lần đầu ? Bạn đang muốn tìm kiếm một cơ hội tốt hơn?

Bạn chưa biết điểm mạnh – điểm yếu của bản thân bạn là gì?

Nếu bạn đang và sắp là một ứng viên thì bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng xin việc cần thiết, có một kế hoạch cụ thể, sự đam mê công việc và bổ sung những kĩ năng còn thiếu sẽ giúp cho bạn dành được sự ủng hộ của nhà tuyển dụng và tìm được một công việc tuyệt vời, mơ ước.

Và các bạn nên nhớ: một doanh nghiệp chưa bao giờ là một “doanh trại từ thiện”, sẵn sàng thu nhận một người vào công ty chỉ vì cuộc sống của họ đang bế tắc và nhà tuyển dụng cũng không bao giờ đóng vai một nhà hảo tâm đối với nhân viên của họ.

Vậy làm thế nào để bạn sẽ có được công việc bạn yêu thích, chứ không phải chấp nhận bất cứ công việc nào bạn tìm được? Dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn:

Đừng xin việc, hãy tìm việc

Bạn nên xác định công việc cần tìm là việc phù hợp với sở trường, sở thích của mình chứ không đến xin xỏ nhà tuyển dụng “làm ơn; ban phát; bố thí” cho công việc cho bạn, thay vào đó bạn hãy tạo cơ hội để nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đích thực là người họ đang cần. Hãy tự đánh giá bản thân đang có gì, cần gì, khớp với yêu cầu ứng tuyển hay không thay vì chăm chăm uốn mình thành kẻ khác để đạt mục đích được tuyển dụng. Đồng thời cần thể hiện vắn tắt, rõ ràng bạn là ai trong CV, cách ăn mặc, văn hoá công ty, cách ứng xử phù hợp khi được phỏng vấn và các ứng viên nên làm nhiều bộ CV cho mỗi vị trí ứng tuyển thay vì “rải truyền đơn” cho nhiều công ty với nội dung, hình thức thể hiện rập khuôn.

Với trường hợp sinh viên mới ra trường, các nhà tuyển dụng không quá đặt nặng yêu cầu chuyên môn mà quan tâm hơn đến động cơ tìm việc, sự yêu thích công việc của bạn. Nếu bạn thật sự thích công việc, hãy thể hiện một cách thuyết phục thay vì chỉ đưa lý lẽ suông.

Đối với trường hợp xin việc trái ngành

Nếu bạn là ứng viên trái ngành theo yêu cầu của nhà tuyển dụng thì bạn nên chứng tỏ mình có một số kỹ năng nổi trội (khả năng thích ứng với sự thay đổi; tự học hỏi và làm việc với kỹ năng mới; làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, khả năng bạn tự động viên và đặt ra mục tiêu cá nhân rõ ràng…) để tạo nên thế mạnh riêng của mình so với các ứng viên “đúng ngành” khác.

Ví dụ: như sự am hiểu của bạn về vị trí họ đang tuyển dụng, lòng nhiệt huyết và tinh thần đam mê trong công việc, niềm say mê và tính ham học hỏi… Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu về chuyên môn của vị trí mà mình muốn ứng tuyển. Đặc biệt, nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem với vị trí đó nhà tuyển dụng cần những kỹ năng nào, so sánh lại với bản thân để xem kỹ năng đó mình có hay chưa, nếu chưa thì mình sẽ hoàn thiện như thế nào, khoảng trong bao lâu… để sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của công việc.

Có hai “nguyên tắc vàng” cho những bạn trẻ ở giai đoạn thử việc: Đặt câu hỏi thật nhiều và luôn ghi nhớ “mình là người mới”

Thử việc là thời gian người trẻ quan sát cách thức vận hành của công ty, quy tắc làm việc, văn hóa ứng xử của đồng nghiệp. Việc chứng tỏ bản thân trong buổi ban đầu nên chú trọng vào thái độ khiêm tốn, sự chủ động học hỏi thay vì chứng tỏ mình giỏi hơn đồng nghiệp khác về nghiệp vụ, chuyên môn.

Trong trường hợp được phân công việc không đúng chuyên môn, như thử việc kế toán toàn được giao… nhập dữ liệu, đóng sổ sách, làm công việc văn phòng nhưng toàn bị sai rót nước bưng trà, photocopy tài liệu, các diễn giả khuyên người trẻ nên đối diện bằng thái độ lạc quan và tự hỏi sẽ học được gì qua những việc nhỏ, dụng ý của nhà tuyển dụng là gì… thay vì lên Facebook thể hiện sự bức xúc hoặc đùng đùng nghỉ việc.

Một diễn giả đúc kết: “Bạn hãy nhớ đó là giai đoạn “thử”. Mọi việc đều có lý do của nó. Chúng tôi không bao giờ tuyển nhân viên với vị trí tốt vào chỉ để làm những việc vặt”.

Có nhiều bạn sinh viên có băn khoăn, lo lắng như: nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng chuộng người có kinh nghiệm, vậy cơ hội cho sinh viên mới ra trường là bao nhiêu?

Bên cạnh nguồn nhân sự thâm niên cao, các công ty, doanh nghiệp đều chú trọng gây dựng lớp tài năng trẻ. Tiêu chí tuyển dụng cho nhóm nhân lực này là: hiệu quả mang lại; trải nghiệm, kỹ năng sống phong phú – những yếu tố sinh viên có thể trau dồi khi còn ngồi ghế giảng đường, thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, tham dự một số hội chợ việc làm cao cấp,…và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nếu trúng tuyển.

Lời khuyên: Nếu bạn đang còn là một sinh viên, đừng ngại ngần chọn cho mình những công việc làm thêm dù là đơn giản nhất; tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa trong trường lẫn bên ngoài. Đặc biệt các dự án nhỏ, làm việc nhóm ngay trong lớp học là cơ hội tốt đến bạn rèn luyện bản thân “người thú vị thường là người tài năng và luôn được yêu thích”

Lời khuyên hữu ích của nhà tuyển dụng.

Thứ nhất: Có thể bạn sẽ vấp ngã trong một vài lần xin việc đầu tiên, nhưng bạn hãy học từ đó. Quan trọng là bạn phải giữ vững tinh thần, định hướng, giữ thái độ lạc quan, tự tin nhưng đừng quá. Trẻ – hãy chấp nhận thất bại và năng học hỏi.

Thứ hai: Nên nói thật trong buổi phỏng vấn để phía tuyển dụng hiểu rõ mình. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy tìm yếu tố phù hợp với vị trí ứng tuyển từ các hoạt động bạn từng tham gia trên ghế nhà trường.

Thứ ba: Giai đoạn quan trọng không phải buổi phỏng vấn mà là giai đoạn trước đó nữa. Hãy xác định công việc bạn thật sự đam mê, yêu thích. Điều bạn thật sự yêu, bạn sẽ làm điều đó tốt nhất.

Chúc các bạn thành công.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *