5 biểu hiện tiêu cực của nhân viên và cách ứng xử đúng mực

Thứ nhất: Hãy dùng từ ngữ thật chính xác và thẳng thắn, đi kèm với những ví dụ cụ thể để làm luận cứ cho nhận xét của mình.


Bạn là nhân viên bị quản lý phê bình và năng lực kém?

Ngay lúc này bạn sẽ làm gì? tức giận hay phủ nhận?

Đa phần các quản lý đều cảm thấy hoang mang trước phản ứng của nhân viên. Vì vậy, họ thường giảm thiểu hoặc bỏ qua các cuộc đối thoại này. Là một quyết định hết sức sai lầm bởi nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung và cả sự phát triển của bản thân nhân viên.

Hiểu và trân trọng phản hồi của nhân viên trong những cuộc đánh giá kết quả làm việc là chìa khóa để bạn có thể đưa ra được những nhận xét và lời khuyên chân thành, đúng lúc cho họ.

VNNP xin chia sẻ tới các bạn:

5 biểu hiện hay gặp nhất trong các buổi đánh giá kết quả công việc như sau

1. Bác bỏ ý kiến của quản lý

Kiểu phản ứng này thường bao gồm việc tấn công trực diện độ đáng tin cậy của bản đánh giá kết quả làm việc cũng như các luận cứ mà quản lý đưa ra cho việc đánh giá như vậy. Nhân viên kiểu này thường phũ bỏ mọi trách nhiệm, phủ nhận mọi chứng cứ, và giảm nhẹ những lỗi lầm của bản thân. Ví dụ họ có có những phản ứng như: “Em không hiểu anh/chị đang nói gì, em hoàn thành công việc theo đúng tiến độ” “Em không đồng ý cách đánh giá này”

2. Bơ đi câu nói quản lý

Trong trường hợp như thế này, nhân viên phản ứng với các nhận xét, đánh giá một cách đối phó, không hoàn toàn cam kết khắc phục, thay đổi bản thân. Biểu hiện như: “Em không hứa chắc nhưng em sẽ cố gắng”

3. Không có sự tự tin

Sẽ có trường hợp là nhân sự không tự tin vào khả năng thành công của bản thân hay luôn luôn từ chối những thử thách mang tính mạo hiểm trên con đường sự nghiệp.ví dụ như: ”Em cũng không biết em có làm được không nữa”. “Em không làm được đâu”

4.Trốn tránh trách nhiệm

Trong tình huống này nhân việ có thừ nhận đã có sự sai sót ở đây, nhưng sẽ không cho rằng đây là lỗi của mình gây ra mà do người khác làm. Dĩ nhiên rằng họ không có biểu hiện của sự biết lỗi và sữa chữa. Thể hiện qua câu nói: “Công việc đã có sự cố không như ý muốn, nhưng không phải do lỗi của em”

5. Thái độ tức giận không kiểm soát

Họ bắt đầu sục sôi cơn giận dữ, khi nghe kết quản phê bình làm việc của họ. Và lúc này họ sẽ bộc bạch những lời nói bố đồng, không kiểm soát được mình đang nói gì, làm theo cảm tính. Biểu hiện: “Em không biết em đã làm gì sai khiến anh/chị ác cảm với em nhưng đánh giá kết quả này thực sự không công bằng vói em”

– Để có thể hạn chế các phản ứng tiêu cực này, các nhà quản lý cần đưa ra những phán xét, đánh giá như sau:

Thứ nhất: Hãy dùng từ ngữ thật chính xác và thẳng thắn, đi kèm với những ví dụ cụ thể để làm luận cứ cho nhận xét của mình.
Thứ hai: Hãy để tâm đến nhân viên của bạn để biết được họ đang có suy nghĩ gì, khi đó bạn mới có thể đưa ra lời khuyên kịp thời và hợp lý. Những lời nhận xét về kết quả làm việc cũng có thể được truyền đạt một cách không chính thức qua những buổi nói chuyện, hàn huyên chứ không nhất thiết lúc nào cũng phải là một cuộc gặp gỡ mặt-đối-mặt trong phòng họp. Và đừng cố gắng lấn át họ trong lúc đối thoại. Khi nhân viên được trao cho cơ hội chia sẻ cảm xúc thật với bạn, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.
Thứ ba: Để tâm đến việc sự dụng từ ngữ, giọng điệu và biểu cảm trên gương mặt của nhân viên để xét đoán cảm xúc của họ và phản ứng một cách hợp lý. Bạn phải giữ bình tĩnh, Hãy tỏ ra quan tâm nhưng vẫn kiên định với những đánh giá của mình bằng cách lặp lại những ví dụ, luận cứ của bản thân. Có thể bạn đừng quá quan tâm và việc phê bình kết quả mà thay vào đấy tìm hướng giải quyết phù hợp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *