Chuyên mục giải quyết tranh chấp về quyền lao động
Quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Nói cách khác, tranh chấp lao động là những mâu thuẫn bất đồng không thể tự dàn xếp được giữa cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động
(Giải quyết tranh chấp lao động)
Bộ luật lao động Việt Nam 2012 có dành riêng một chương nói về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động ( Chương XIV – Giải quyết tranh chấp lao động. Điều 157-179 )
Ở nước ta, vấn đề tranh chấp lao động đã được pháp luật lao động đề cập đến từ những văn bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa bằng các thuật ngữ như “việc kiện tụng”, “việc xích mích” (Sắc lệnh số 29/SL ngày 12-03-1947). Một thời gian dài sau đó, do quan niệm về bản chất quan hệ lao động trong chủ nghĩa xã hội và chủ trương xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp nên phần lớn các tranh chấp lao động chỉ được xem như những bất đồng có tính chất khiếu nại hành chính của công nhân viên chức với cơ quan, xí nghiệp Nhà nước.
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề
Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay trong pháp luật lao động Việt Nam vì nó không những chỉ ra được nội dung tranh chấp mà còn phân biệt được đối tượng tranh chấp.
Như vậy, ta chỉ coi những tranh chấp có nguồn gốc phát sinh từ những mâu thuẫn phải giải quyết trong phạm vi quan hệ lao động là tranh chấp lao động. Nếu những bất đồng của hai bên không xuất phát từ quá trình sử dụng thuê mướn lao động thì không gọi là tranh chấp lao động.
Đặc điểm của tranh chấp lao động
· Tranh chấp lao động luôn là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động (trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa của các bên trong quan hệ lao động).
· Tranh chấp lao động không chỉ bao gồm các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên mà còn gồm cả những tranh chấp về lợi ích giữa hai bên chủ thể. Tranh chấp lao động có thể phát sinh mà không có vi phạm pháp luật.
· Tranh chấp lao động là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể có thể làm thay đổi cơ bản tính chất và mức độ của tranh chấp. (tranh chấp lao động tập thể khác tranh chấp cá nhân)
· Tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đến bản thân và gia đình người lao động. Thậm chí còn có thể tác động đến an ninh và trật tự công cộng cũng như đời sống kinh tế chính trị toàn xã hội.
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động
Những năm qua, cùng với sự phát triển của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp lao động phát sinh và ngày càng gia tăng .Quy mô và những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế xã hội ngày càng lớn. Một số cuộc tranh chấp do không được giải quyết thỏa đáng đã dẫn đến những cuộc đình công, kéo dài ngày và thu hút đông đảo người lao động tham gia.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động dưới góc độ pháp lý có thể chia thành hai loại nguyên nhân : chủ quan và khách quan.
Phân loại tranh chấp lao động
· Căn cứ vào quy mô của tranh chấp
Tương ứng với hai loại quan hệ lao động: quan hệ lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động và quan hệ giữa tập thể người lao động với đại diện người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động mà có hai loại tranh chấp lao động là: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể . Cách phân chia này dựa trên bản chất pháp lý của hai mối quan hệ
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:
· Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở;
· Toà án nhân dân.
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm:
· Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở;
· Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh;
· Toà án nhân dân.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động
– Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
– Quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện
– Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án
– Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể
– Thủ tục hòa giải
– Thủ tục giải quyết thông qua trọng tài
– Giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại tòa án.
Leave a Reply