Kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho ứng viên

Ví dụ : Hôm nay mẹ mua tặng bạn một cái áo mới rất là đẹp và bạn rất thích cái áo đó và bạn đã chờ cái áo đó từ rất lâu rồi

hiệu quả luôn được xem là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của một con người, dù là trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư và để chúng ta trở nên hơn bắt buộc chúng ta phải rèn luyện. Vậy làm thế nào để có hiệu quả tốt?

VNNP sẽ đưa ra ba nguyên tắc nền tảng để giúp cho chúng ta tốt hơn:

Nguyên tắc 1: Chấp nhận thế giới quan của người khác

Bởi vì một điều vô cùng đơn và giản hiển nhiên trong cuộc sống này đó là mỗi người trong chúng ta có một thế giới quan khác nhau.

Thế giới quan là gì? Thế giới quan là quan điểm, là cách nhìn nhận của chúng ta về mọi thứ trong thế giới xung quanh của mình. Vì mỗi người trong chúng ta có một niềm tin khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau,…và hình thành nên thế giới quan của mỗi người khác nhau.

Sẽ thật là vô lý nếu chúng ta giao tiếp với người khác mà bắt họ giống với cái suy nghĩ của mình và ngược lại

Nguyên tắc thứ 2 : Nói rõ ràng, chính xác

Cho dù bạn nói chuyên với đối tượng nào thì hãy nhớ trong câu chuyện mà chúng ta nói với họ thì luôn luôn phải rõ ràng, chính xác, chi tiết. Nếu như bạn cảm thấy chưa rõ, chưa hiểu thì tốt nhất là chúng ta nên hỏi lại họ hoặc ngược lại. Nếu bạn cảm thấy người đối diện mình còn hơi mơ hồ, hơi mung lung về nội dung đó thì bạn hãy hỏi họ là thực sự họ đã hiểu ý của bạn hay là chưa ?

Ví dụ : Ai đó mượn bạn một món đồ nào đó và họ có nói với bạn là tôi sẽ trả bạn lại tuần sau nhé, thì đây là một câu nói không rõ ràng, không chính xác. Thì tốt nhất bạn nên hỏi lại người kia là tuần sau bạn trả lại cho mình thì cụ thể là ngày nào bạn trả, khoảng mấy giờ bạn trả để mình biết mình còn ở nhà đợi bạn.

Nguyên tắc thứ ba : Lắng nghe

Đây là nguyên tắc nền tảng có thể nói là nguyên tắc quan trọng nhất trong kỹ năng giao tiếp. Trong giao tiếp sẽ có bốn trạng thái : Nghe, Nói, Đọc, Viết. Tuy nhiên, trong cuộc sống này các bạn dành rất nhiều thời gian cho việc mình học nói, học cách đọc, học cách viết nhưng rất ít thời gian cho việc mình học cách lắng nghe.

Chính vì thế chúng ta thường xuyên không có một kỹ năng lắng nghe tốt và khi chúng ta không có một kỹ năng lắng nghe tốt thì hiển nhiên người đối diện với chúng ta không có cảm thấy chúng ta đang đón nhận cuộc nói chuyện của họ và chính vì vậy cuộc nói chuyện không được dài hoặc trở lên rất là nhàm chán.

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta nghĩ lắng nghe là một điều đơn giản nhưng chúng ta lại không làm được bởi vì chúng ta hay lắng nghe người khác trong một thái độ phớt lờ, giả vờ, hời hợt bên ngoài hoặc là lắng nghe tương đối chăm chú nhưng tất cả cái lắng nghe đó mặc dù cũng là nghe đó nhưng nó không phải là lắng nghe mà nó chỉ là nghe thôi.

Để mà lắng nghe thì bạn phải làm được một việc là bạn phải lắng cái lòng mình lại sau đó bạn mới nghe.

Để lắng nghe chân thành bạn phải nhớ bạn lắng nghe và tuyệt đối không có bất kỳ phán xét nào trong đầu của bạn.

Một số phương pháp giúp cho các bạn trở thành một người ăn nói giao tiếp có duyên để tạo sự gần gũi hơn:

Dáng vẻ bề ngoài của mình :

+ Trang phục phù hợp: Bạn hãy để ý làm sao cơ thể của bạn, cách ăn mặc của bạn được gọn gàng, lịch sự, phù hợp với bối cảnh hoặc người bạn chuẩn bị giao tiếp

+ Mùi cơ thể: Về mặt tâm lý con người chúng ta rất dễ bị thôi thúc bởi mùi hương. Nếu như chúng ta có một cái mùi hương mà nó không quá nồng mà nó là mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu thì đó là một bí quyết giúp cho bạn tạo được sự cuốn hút với người đối diện.

+ Dáng vẻ tự tin: Khi đứng trước mặt một người nào đó thì ánh mắt, tay, vai, chân của mình có thẳng không, có thoải mái không, có là chính mình hay không. Tất cả những cái đó tạo cho bạn sự tự tin.

Mỉm cười chân thật: Trong suốt quá trình nói chuyện bạn hãy cố giữ một nụ cười thân thiện, một nụ cười vui vẻ, thoải mái.

Nhớ tên và nhắc tên ít nhất vài lần trong cuộc nói chuyện: Khi chúng ta nói chuyện với một ai đó và đặc biệt là một người chúng ta mới quen thì chúng ta hãy nhớ là nhớ được cái tên của họ và thỉnh thoảng nhắc đến cái tên của họ và lúc chào tạm biệt chia tay chúng ta cũng nhắc đến cái tên của họ.

Ánh mắt biết nói là cửa sổ tâm hồn: Tức là thông qua ánh mắt thì mở toang ra cửa sổ tâm hồn của người đó. Ánh mắt nó là một ngôn ngữ, ánh mắt cũng biết nói như giọng của chúng ta. Nên khi giao tiếp với người khác bạn hãy tạo một bối cảnh tự nhiên nhất có thể và hướng vào ánh mắt của họ để chúng ta cảm nhận được ngôn ngữ cơ thể thông qua ánh mắt nó có khớp với ngôn ngữ nội dung họ đang nó hay không.

Khen ngợi: Trong một cuộc giao tiếp thì lời khen là rất quan trọng. Con người chúng ta thì một cách tự nhiên thường thích nghe những lời khen.

Lưu ý khi khen một ai đó thì có ba nguyên tắc nho nhỏ các bạn cần hướng đến bởi vì nếu bạn bỏ một trong ba nguyên tắc này thì lời khen đó của bạn đôi khi nó phản tác dụng : Đúng lúc ; Cụ thể ; Chân thành

Ví dụ : Hôm nay mẹ mua tặng bạn một cái áo mới rất là đẹp và bạn rất thích cái áo đó và bạn đã chờ cái áo đó từ rất lâu rồi

+ Đúng lúc : Khen ngay lúc đó, cảm ơn ngay lúc đó

+ Cụ thể : Ồ! Mẹ mua cái áo này rất là đẹp và đúng với ý của con và con đã chờ nó bấy lâu nay rồi

+ Chân thành : Một lời khen mà thiếu sự chân thành thì nó sẽ phản tác dụng và trở thành một điều xu nịnh, nịnh bợ

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *