Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn tìm việc nhanh
Khi mà các bạn suy nghĩ giải pháp thì các bạn nên suy nghĩ tối thiếu hai giải pháp bởi vì bạn phải có nhiều hơn một để bạn có sự đánh giá và lựa chọn. Còn nếu bạn chỉ có
Trong cuộc sống của chúng ta thì mỗi ngày bạn thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, từ những vấn đề vô cùng đơn giản cho đến những vấn đề phức tạp hơn trong cuộc sống… Trên thực tế nhiều người trong chúng ta chưa có một phương pháp giải quyết vấn đề một cách bài bản, điều đó khiến cho những vấn đề bạn gặp phải: một là bạn không giải quyết được; hai là bạn giải quyết nó nhưng thực sự bạn chưa hiểu về nó mà làm việc dựa trên cảm tính của bản thân.
Sau đây VNNP sẽ chia sẻ cho các bạn để giúp các bạn có được một hệ quy trình giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn, bài bản hơn để từ đó giúp cho cuộc sống của chúng ta trở lên dễ dàng, hiệu quả hơn.
Quy trình ba bước để giải quyết vấn đề.
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Trước tiên bạn muốn giải quyết được một vấn đề gì đó, bạn phải xác định một cách rất rõ ràng, cụ thể vấn đề mà mình đang muốn giải quyết là vấn đề gì và nếu được thì chúng ta hãy viết nó ra giấy để mình nhận diện đúng.
Bước 2: Đi tìm nguyên nhân
Đối với một vấn đề nào đó sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạn đang gặp.
Nguyên nhân theo chiều rộng: Liệt kê ra càng nhiều nguyên nhân càng tốt theo ba phương diện sau đây:
Con người: là về vấn đề bản thân, cái chủ quan bên trong của bạn.
Phương pháp: Phương pháp dẫn tới việc mà bạn thực hiện vấn đề đó, nó đang có gì bất ổn trong phương pháp của bạn.
Thực thi: Bạn kết hợp giữa phương pháp mà bạn có + cái chủ quan của bạn và bạn thực thi cái phương pháp đó. Trong quá trình thực thi bạn có điều gì bất ổn bạn hãy liệt kê tất cả càng nhiều càng tốt theo phương diện chiều rộng.
Việc truy tìm nguyên nhân theo chiều rộng sẽ giúp cho bạn bao quát được toàn diên và không bỏ sót những nguyên nhân quan trọng của vấn đề
Nguyên nhân theo chiều sâu: là trong mỗi nguyên nhân theo chiều rộng (con người, phương pháp, thực thi) thì chưa chắc đó là những nguyên nhân thật sự quyết định dẫn trực tiếp đến vấn đề kia. Mà đằng sau đó nó còn những nguyên nhân khác, yếu tố khác…đó mới là những nguyên nhân thật sự, nguyên nhân cốt lõi mà nó tác động rất là mạnh mẽ đến vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Bước 3: Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt hơn
Trong thực tế không bao giờ chúng ta tìm được một giải pháp hoàn hảo bởi vì bất kỳ một giải pháp nào cũng phụ thuộc vào nguồn lực của bạn, mà nguồn lực của bạn thì mỗi người vốn luôn luôn là giới hạn.
Khi mà các bạn suy nghĩ giải pháp thì các bạn nên suy nghĩ tối thiếu hai giải pháp bởi vì bạn phải có nhiều hơn một để bạn có sự đánh giá và lựa chọn. Còn nếu bạn chỉ có một giải pháp duy nhất thì bạn coi như không có lựa chọn nào khác ngoài giải pháp đó mà thôi. Tùy vào vấn đề của bạn đang gặp phải và tùy vào năng lực suy nghĩ giải pháp của bạn thì nên tìm ra hai cho đến ba vừa đủ và không nên có quá nhiều giải pháp.
Để mà bạn tìm ra được các giải pháp mang tính hiệu quả thì bạn cần phải rèn luyện tính sáng tạo của mình để giúp cho bạn nhạy bén hơn trong việc nảy sinh được ra những ý tưởng, giúp cho chúng ta giải quyết vấn đề.
Một vài lời khuyên:
Tập trung vào câu hỏi đi tìm giải pháp thay vì lo lắng
Khi gặp một vấn đề nào đó thì bạn hãy luôn rèn luyện việc hãy đặt câu hỏi thường xuyên để đi tìm giải pháp hướng về vấn đề bạn đang gặp phải thay vì chúng ta ngồi lo lắng, than vãn, bực bội, khó chịu,…
Cởi mở với những ý tưởng mới để rèn luyện tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề
Luôn động viên bản thân bằng từ ngữ tích cực khi chưa tìm ra giải pháp
Chúc các bạn thành công!
Leave a Reply